Nguyên nhân trẻ mất tập trung?
Có đủ lí do để trẻ em (học sinh của chúng ta) mất tập trung trong giờ học. Một nghiên cứu nhất của Oxford Learning chỉ ra rằng có 10 lý do học sinh mất tập trung khi đi học.
Đó chính là: Thiếu thực hành, không đủ tài liệu, không đủ thử thách, bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài, thiếu động lực, cách học không phù hợp, không ngủ đủ giấc hoặc chế độ dinh dưỡng, thiếu kỷ luật, lo lắng học đường và khó khăn trong học tập.
Rất nhiều giáo viên đã phản áng rằng học sinh của họ rất mất tập trung, điều đó làm giảm hứng thú học tập, kết qua học tập của học sinh ngày càng thụt lùi.
Vậy có phương pháp nào giúp thu hút sự chú ý, tập trung của trẻ trong cả buổi học mà trẻ vẫn hứng thú học tập không? Zigzag sẽ là câu trả lời có lẽ sẽ làm bạn hài lòng.
(Phương pháp Zigzag)
Phương pháp Zigzag
Phương pháp Zigzag là quá trình học một khái niệm mới bằng cách tăng cường tiếp xúc với vấn đề qua nhiều cách tiếp cận và ứng dụng khác nhau. Sau khitrẻ tiếp cận với khái niệm, trẻ tham gia vào các hoạt động để củng cố việc học các khái niệm đó, như: học trên các sản phẩm tự làm, tiến hành các thí nghiệm, trò chơi đóng vai, thảo luận nhóm, thuyết trình, quay video, trò chơi vận động… Việc nhấn mạnh vào khái niệm sau mỗi hoạt động khác nhau tạo nên hiệu ứng Zigzag.
Phương pháp giáo dục Zigzag là phương pháp giáo dục mang tính đột phá nhằm hạn chế khả năng tập trung ngắn ở trẻ và sự lặp đi lặp lại về nội dung gây nhàm chán thường thấy.
Các chủ đề liên tục được thay đổi, bổ sung thông qua các hoạt động mới bằng cách sử dụng các phương thức giảng dạy, học tập khác nhau trong suốt bài học. Việc làm này cũng có tác dụng thúc đẩy khả năng kết nối các nơ – ron thần kinh của trẻ theo cách mà trẻ luôn cảm thấy hứng thú.
(Học sinh tham gia hoạt động thí nghiệm với phương pháp Zigzag)
Giúp trẻ phát triển học vấn theo chiều ngang, nghĩa là cung cấp cho trẻ phương pháp, các kỹ năng học tập để bổ trợ cho kiến thức chiều dọc tại nhà trường.
Nếu kiến thức theo chiều dọc lên quá nhanh theo cách nhồi nhét như khi chúng ta chồng các khối gỗ lên nhau thì tới một mức độ nào đó các khối gỗ chông chênh sẽ đổ kềnh, kiến thức cũng vậy, sự bổ trợ theo chiều ngang giúp con trẻ củng cố kiến thức trong nhà trường tốt hơn.
Phương pháp Zigzag lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh học tập một cách chủ động dưới sự dẫn dắt của giáo viên với các hoạt động phong phú và thú vị.
Việc tiếp cận kiến thức dưới các hoạt động khác nhau vừa giúp học sinh nâng cao khả năng tập trung, vừa giúp trẻ được tiếp cận kiến thức một cách đa chiều, hướng đến sự tối ưu hóa trong học tập, gắn liền học đi đôi với hành.
Không chỉ mang đến hiệu quả học tập đối với học sinh, việc tổ chức nhiều hoạt động trong một giờ học giúp giáo viên không ngừng cải thiện kỹ năng sư phạm, hướng đến sự hoàn thiện bản thân trong việc tổ chức các hoạt động học tập.
Chương trình giáo dục DoSTEM có tích hợp và sử dụng phương pháp Zigzag là phương pháp chính, bạn có thể tham khảo thêm về chương trình DoSTEM Tại đây.