Kỹ năng thế kỷ 21

Kỹ năng thế kỷ 21 dùng để chỉ một tập hợp các kiến thức, kỹ năng, thói quen học tập và làm việc được các nhà giáo dục, học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan chính phủ xác định là kỹ năng cực kỳ quan trọng để thành công trong thế kỷ 21.

(Hình 1: Kỹ năng thế kỷ 21)

Theo Tổ chức Đối Tác Cho Giáo Dục Thế Kỷ 21 (Partnership for 21st century learning – P21), theo như định nghĩa của Tổ chức Đánh giá và Giảng dạy Các Kỹ năng của Thế kỷ 21 (Assessment and Teaching of 21 Century Skills – AT21CS) và theo AES Education thì kỹ năng thế kỷ 21 được chia thành 3 nhóm lĩnh vực chính: Kỹ năng học tập và đổi mới; kỹ năng kỹ thuật số; kỹ năng nghề nghiệp và cuộc sống.

Nhóm 1: Kỹ năng học tập và đổi mới (Learning and innovation skills) – 4C

Tổ chức P21 cũng đã tiến hành nghiên cứu xác định các năng lực và kỹ năng học tập sâu hơn mà họ gọi là Four Cs (4C) của thế kỷ 21:

Tư duy phê phán (Critical thinking):

  • Tư duy phê phán là quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, học thức, thông tin nhằm xác minh tính đúng/ sai của sự việc.
  • Tư duy phê phán là con đường dẫn đến sự thật, chân lý, là yếu tố thiết yếu để đưa ra những quyết định đúng đắn giải quyết vấn đề hiệu quả.

Giải quyết vấn đề (Problem solving):

  • Tìm giải pháp cho các vấn đề thực tiễn. Bao gồm việc sử dụng các phương pháp chung hoặc sắp xếp vấn đề một cách có trật tự để tìm ra giải pháp.

Giao tiếp và hợp tác (Communications and collaboration):

  • Giao tiếp là chất keo, kết dính các “C” lại với nhau, giao tiếp và truyền thông là yêu cầu bắt buộc cần phải có của mỗi cá nhân. Điều quan trọng là cá nhân học cách truyền đạt ý tưởng hiệu quả trước đám đông.
  • Giao tiếp là kỹ năng quan trọng để phát triển sự nghiệp.
  • Hợp tác là kỹ năng giúp chúng ta làm việc nhóm cùng nhau, đạt được thỏa hiệp và có được kết quả tốt nhất có thể từ việc giải quyết vấn đề.
  • Hợp tác có thể là vấn đề khó nhất trong 4C, nhưng một khi đã thành tạo, nó có thể giúp chúng ta vượt qua mọi vấn đề, khó khăn, thử thách.

Sáng tạo và đổi mới (Creativity and innovation):

  • Tư duy đột phá có nghĩa là suy nghĩ khác biệt, khác thường hoặc nghĩ từ một quan điểm mới.
  • Sáng tạo được coi như một phương tiện thích ứng. Kỹ năng này giúp chúng ta nhìn nhận các khái niệm, sự vật, vấn đề ở nhiều cách khác nhau, dẫn đến sự đổi mới.
  • Trong bất kỳ lĩnh vực nào, sự đổi mới là chìa khóa cho khả năng thích ứng và thành công.

Nhóm 2: Kỹ năng kỹ thuật số (Digital literacy skills)

  • Kiến thức thông tin: Nói đến kiến thức tin học và khả năng sử dụng thông tin, xử lý thông tin và phân bổ thông tin phù hợp.
  • Kiến thức truyền thông: Là khả năng truy cập, phân tích, đánh giá, tạo và hành động bằng cách sử dụng tất cả các hình thức giao tiếp.
  • Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Hiểu biết về công nghệ và ứng dụng công nghệ vào trong cuộc sống.

Nhóm 3: Kỹ năng nghề nghiệp và cuộc sống (Career and life skills)

  • Linh hoạt và dễ thích nghi: Linh hoạt trong thực hiện mục tiêu.
  • Chủ động và tự định hướng: Tự học hỏi, tự giáo dục.
  • Tương tác xã hội và đa văn hóa: Chung sống, gặp gỡ và tương tác với mọi người trong xã hội toàn cầu hóa.
  • Năng xuất: Duy trì sự hiệu quả trong công việc.
  • Trách nhiệm: Trách nghiệm với cá nhân, gia đình và cộng đồng, môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *