Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học

Giáo dục STEM dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học) – Theo cách tiếp cận liên môn (Interdisciplinary).

Người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.

Ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Phần Lan, Đức,… giáo dục STEM được chú trọng và được coi là một chương trình giáo dục quan trọng trong hệ thống giáo dục các cấp học vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại.

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học tại Việt Nam

Chủ trương, chính sách đưa giáo dục STEM và các bậc học của nước ta, đặc biệt là bậc tiểu học là một chủ trương vô cùng đúng đắn. Điều chúng ta quan tâm là cách triển khai chương trình này như thế nào cho phù hợp, hiệu quả.

Trên thực tế, học sinh tiểu học đã tiếp cận với các môn học (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) thông qua các môn học có tên như: “Tự nhiên và xã hội”, “Khoa học” nên khi học chương trình giáo dục STEM học sinh sẽ không cảm thấy lạ lẫm.

Một số tổ chức giáo dục đã tích cực đưa giáo dục STEM vào bậc tiểu học và đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cách dạy học vẫn chủ yếu theo hướng tiếp cận từng môn học riêng lẻ (Môn khoa học, môn kỹ thuật, môn toán, môn công nghệ). Điều đó làm mất tính liên môn, liên ngành và làm giảm hiệu quả của giáo dục STEM.

Những lưu ý khi triển khai giáo dục STEM cho học sinh tiểu học

  • Học đi đôi với hành

Giáo dục chú trọng đến trải nghiệm, thực hành, phá vỡ khoảng cách giữa hàn lâm, kinh viện với thực tiễn. Học trải nghiệm thực hành giúp học sinh thấy được khoa học gắn với cuộc sống, khoa học thật gần gũi và có thể nhận diện được.

  • Gắn nội dung học tập với vấn đề có thực trong thực tiễn

Thường những nội dung được chọn là những vấn đề mang tính thời sự, mới nổi, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Qua đó học sinh thấy bài học sinh động, chân thực.

Học sinh thường được tổ chức làm việc theo nhóm hoặc cá nhân, các dự án thường diễn ra trong một buổi, vài buổi, hoặc một kỳ học để cùng tạo ra sản phẩm gắn với thực tiễn.

Mô hình này là phương pháp giúp giáo viên dễ dàng triển khai các bài học. Các giai đoạn này gồm 5E: Engage (Gắn kết), Explore (Khảo sát), Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng cụ thể), và Evaluate (Đánh giá).

  • Xác định mục tiêu học tập

Xây dựng mục tiêu buổi học dựa trên các chuẩn chung, các mong muốn về kiến thức, kỹ năng mà học sinh sẽ đạt được trong từng buổi học, giúp cho giáo viên đưa ra các hoạt động phù hợp với tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh.

  • Thay đổi cách đánh giá

Cần đánh giá học sinh một cách khách quan, thay vì chú trọng đến điểm số, chúng ta hãy quan tâm đến cả quá trình học và kết quả của sản phẩm. Biến đánh giá thành cơ sở để người học tiến bộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *